1. Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài
Trao
đổi nhiệt trong phòng và bên ngoài càng nhiều, phòng càng dễ tăng nhiệt và
máy phải làm việc nhiều, hậu quả là tốn điện nhiều hơn. Vài cách sau đây
giúp giảm thiểu việc trao đổi nhiệt.
Cửa kính chưa hẳn có lợi
Cửa
kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem
đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu, nhưng không phải lúc nào dùng cửa kính
cách nhiệt cũng đều có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thủy
tinh thành là các "bẫy nhiệt" rất tốt. Nó chỉ tiếp nhận nhiệt mà
không chịu nhả ra. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu
được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế
dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.
Chọn mầu sáng
Mầu
tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn mầu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét
vôi mầu trắng. Nếu được, cửa sổ phòng nên treo màn mầu sáng.
Kín nhưng cần trao đổi không khí
Các
khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong
phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Trong thực tế, việc trao đổi
không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt
cho sức khỏe. Thỉnh thoảng (15 phút hay nửa giờ) cũng cần phải mở cửa phòng
để "đuổi" bớt không khí "tù hãm" trong phòng và
"hứng" khí sạch từ bên ngoài. Mở cửa khoảng vài phút là được.
2. Sử dụng máy lạnh hợp lý
Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
Chỉnh
nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ
tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng
chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào
mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 100C là được.
Chỉnh hướng gió
Ở
máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng
lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống
dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng
thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng
thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ
đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.
Thường xuyên vệ sinh máy
Các
bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở
ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn
lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.
Bạn
có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới
lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo
ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.