.

Máy giặt

Xem tất cả Máy giặt »

Tủ lạnh

Xem tất cả Tủ lạnh »

Điều hòa

Xem tất cả Điều hòa »

Sửa bình nóng lạnh

Xem tất cả Sửa bình nóng lạnh »

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Sử dụng điều hòa một cách tiết kiệm nhất



Tiết kiệm điện ở máy lạnh liên quan đến cách sử dụng hợp lý. Cách lắp đặt máy và vật liệu cấu tạo và vị trí của phòng cũng có vai trò quan trọng. Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài Trao đổi nhiệt trong phòng và bên ngoài càng nhiều, phòng càng dễ tăng nhiệt và máy phải làm việc nhiều, hậu quả là tốn điện nhiều hơn. Vài cách sau đây giúp giảm thiểu việc trao đổi nhiệt.

Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài

Trao đổi nhiệt trong phòng và bên ngoài càng nhiều, phòng càng dễ tăng nhiệt và máy phải làm việc nhiều, hậu quả là tốn điện nhiều hơn. Vài cách sau đây giúp giảm thiểu việc trao đổi nhiệt.

Cửa kính chưa hẳn có lợi :

Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Nhưng không phải lúc nào dùng cửa kính ủê cách nhiệt cũng đều có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thủy tinh thành là các "bẫy nhiệt" rất tốt. Nó chỉ tiếp nhận nhiệt mà không chịu nhả ra. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.

Chọn mầu sáng:

Mầu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn mầu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi mầu trắng. Nếu được, cửa sổ phòng nên treo màn mầu sáng.

Kín nhưng cần trao đổi khí:

Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Thỉnh thoảng (15 phút hay nửa giờ) cũng cần phải mở cửa phòng để "đuổi" bớt không khí "tù hãm" trong phòng và "hứng" khí sạch từ bên ngoài. Mở cửa khoảng vài phút là được.

Sử dụng máy lạnh hợp lý

Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải: 

Chỉnh nhiệt độ càng thấp, may lanh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 100C là được.

Chỉnh hướng gió:

Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

Thường xuyên vệ sinh máy:

Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện. Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

Dùng điều hòa đúng cách

Điều hòa làm bạn dịu đi cái nóng bức giữa trưa hè oi ả. Thế nhưng nếu chúng ta sử dụng không đúng cách thì sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy sử dụng điều hòa thế nào mới đúng?
- Phòng lắp máy phải khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các loại vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển.
- Phòng phải được thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh sạch sẽ, tường và trần nhà thường được lau rửa. Ngoài ra,cần lưu ý lắp đặt điều hoà ở vị trí sao cho dòng không khí có thể được phân phối đều khắp phòng. Trong phòng bạn cũng nên để một chậu nước mát.
- Thông thường, độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10 độ C là phù hợp với cơ thể con người. Trong mùa nóng, nhiệt độ điều hoà khoảng 26 độ C là tối ưu nhất, đảm bảo cho người sử dụng tránh được các bệnh như đau đầu, viêm họng, ngạt mũi …
- Bạn cũng không nên ngồi trong phòng điều hoà quá 2h, khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tuyệt đối không bước vào phòng máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng về hay vừa vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi.
- Không nên đi ra, đi vào quá nhiều lần. Làm sự thay đổi nhiệt độ đột ngột diễn ra liên tục sẽ sinh ra vô số tác hại không lường hết được vì cơ thể phải xáo trộn thường xuyên để điều chỉnh cho thích nghi với môi trường.
- Một trong những bệnh gây ra bởi máy điều hòa là hiện tượng mất nước và khô da. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng rẻ ướt.
- Nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm càng ngủ sâu thì cơ thể thiếu sự vận động nên dễ bị cảm lạnh nên điều chỉnh máy lạnh theo giờ và tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.
- Phải thường xuyên bảo dưỡng máy điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh 2 tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước ấm với nước xà phòng, đồng thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt các lớp thông gió trên cục máy ít nhất một lần một tháng.

Mẹo vặt lắp đặt và sử dụng điều hòa


Bây giờ sử dụng máy lạnh gia đình không còn xa xỉ nữa. Thế nhưng khi nhận hóa đơn tiền điện, chắc hẳn cũng có người “méo mặt” vì nhiều quá. Dưới đây là một số mẹo để tiết kiệm túi tiền của các bạn...

Chọn công suất máy như thế nào?

Việc chọn công suất máy điều hòa không khí phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP). Nên có hiện tượng gọi là máy một ngựa, máy hai ngựa... Ví dụ như: 1 HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5 HP~12.000 BTU/h, 2 HP~18.000 BTU/h, 2.5 HP~24.000 BTU/h.
Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1 HP cho phòng ngủ với diện tích 14-16 m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12-14 m2.
Máy lạnh thường dùng cho gia đình là loại máy hai cục, cục lạnh treo trên tường và cục nóng để ngoài trời. Khi chọn mua máy, ngoài chất lượng, kiểu dáng và giá cả, bạn cần quan tâm đến dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp như chế độ bảo hành, phụ tùng thay thế...

Máy lạnh bao lâu phải làm vệ sinh một lần?

Máy lạnh gia đình, định kỳ làm vệ sinh máy lạnh tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần.
Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.

Cẩn thận nếu cục nóng bị kêu khi hoạt động?

Hiện tượng máy lạnh kêu có nhiều lý do. Trong trường hợp dàn nóng bị kêu khi máy hoạt động, nhiều khả năng là do những chân đế bằng cao su đã bị chai hoặc ốc bắt đế bị lỏng nên khả năng giảm chấn động không còn tốt, máy bị rung tạo ra tiếng kêu. Cũng có thể có vật lạ nào đó rơi vào. Tiếng kêu cũng có thể xuất hiện từ cục lạnh với những lý do sau. Có thể do quá lâu không làm vệ sinh máy nên bụi bặm, chất bẩn đóng vào lưới lọc hay các bộ phận khác khiến máy chạy nặng, tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra, có thể bị thằn lằn, gián chui vào trong máy và chết ở đó cũng có thể tạo ra tiếng kêu.
Cá biệt, ngay sau khi làm vệ sinh xong, máy hoạt động và tạo ra tiếng kêu thì nên xem lại quá trình lắp đặt. Có thể việc lắp lại mặt nạ, lưới lọc chưa khít hoặc không đúng khớp khiến máy bị kêu khi hoạt động. Có một số tiếng kêu xuất hiện ngay sau khi máy mới đưa vào hoạt động. Đó là kêu do cánh đảo gió bị rít, do tốc độ quạt quá lớn... Những trường hợp này cần báo với nhà sản xuất hoặc nơi bảo hành.

Hiện tượng “bẫy dầu”?

Một số trường hợp do vị trí lắp máy không thuận tiện nên phải để cục nóng ở sân thượng hoặc mái nhà... Nói chung là những vị trí cao hơn cục lạnh. Trường hợp này nếu thợ không có kinh nghiệm xử lý thì chỉ vài ngày sau khi lắp đặt là máy có thể bị hỏng. Bởi vì cục nóng có chứa gas và dầu bôi trơn, khi máy chạy gas bay hơi còn dầu chạy theo chiều dốc của ống và đọng lại trong cục lạnh khiến máy không lạnh, trong khi đó block máy lại thiếu dầu bôi trơn. Thợ có kinh nghiệm sẽ làm một oil cap (bẫy dầu) bằng cách uốn ống hình chữ U để không cho dầu rơi xuống cục lạnh gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.

Không để cục nóng bị “đối gió”

Một lưu ý nữa là khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt khiến máy thường xuyên bị tắt bất thường.

Lưu ý khi sử dụng máy

Sử dụng và thao tác máy lạnh theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy. Nên bảo trì vệ sinh máy bốn tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng. Để hiệu quả và tiết kiệm phải chú ý: cục nóng phải thông thoáng để giải nhiệt. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy. Định kỳ làm sạch dàn nóng và lưới lọc không khí cục trong. Nếu máy vẫn ít lạnh phải gọi thợ kiểm tra gas trong máy. Không đặt nhiệt độ quá thấp. Nên sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Website liên kết